KHẢO-LUẬN

 

 

II.
B
INH-K CỔ-TRUYỀN

 

       

3 - Binh-Khí Cán Dài

 

       

TRƯỢNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       « Trượng » là từ-ngữ chỉ-định hai loại « Gậy » :

       A - Loại Trượng (), chữ viết có Bộ « Mộc », là loại Gậy hai đầu giống nhau, gồm có :

                - Hình-Trượng (刑 杖) Gậy dùng để đánh người phạm pháp theo Một trong Năm Hình-Phạt thời xưa là :
                     1. Suy (Đánh bằng Roi) ;
                     2. Trượng (Đánh bằng Gậy - còn được gọi là « Hèo ») ;
                     3. Đồ (Bắt đi làm các việc nặng nhọc, như rửa chuồng Voi Trận, v.v.) ;
                     4. Lưu (Đày đi tới những nơi xa vắng) ;
                     5. Tử (Giết chết).

Hình-phạt « Suy » (Đánh bằng Roi vào Mông) dưới Triều Nhà NGUYỄN
( Cuối Thế-Kỷ 19 - Đầu Thế-Kỷ 20
)

(Tín-dụng Ảnh : Nguyễn Khắc Ngữ)


Hình-phạt « Trượng » (Đánh bằng Gậy-Hèo vào Mông) dưới Triều Nhà THANH
( Cuối Thế-Kỷ 19 - Đầu Thế-Kỷ 20
)


       B - Loại Trượng (), chữ viết có Bộ « Nhân », là loại Gậy hai đầu khác nhau, còn gọi là Bổng (棒), gồm có :


                1 - Nghi-Trượng (儀 仗) là Trượng có một đầu Binh-Khí - thông-thường là lưỡi Kích gọi là « Khể Kích » (棨 戟) - dùng cho lính hộ vệ các Quan sang ra ngoài, nhưng dưới thời Nhà LÊ thì Nghi-Trượng dùng lưỡi Kích Cổ gọi là « Qua Nghi Trượng » (戈 儀 仗) mà dân-gian thường gọi là « Qua Mỏ Cú ».

                Còn Nghi-Trượng (儀 仗) được dùng trong các Nghi-Lễ tại Đình-Miếu (Lễ Bái) và Thánh-Thất thì có một đầu gắn Bát Bữu ( ) :

« Nghi-Trượng » (儀 仗) gắn Bát Bữu ( ) Lão-Giáo
dựng trong Đền Thờ Đức Tả-Quân LÊ Văn Duyệt tại Sàigòn, Việt-Nam.


(Tín-dụng Ảnh : Bình-Định Sa-Long-Cương France)


               Về phần Nghi-Trượng dùng trong các Nghi-Lễ tại hoàng-thành (Múa Bát-Dật), thì có đầu phía trên Nghi-Trượng uốn cong xuống :

Nghi-Trượng (儀 仗) sử-dụng
trong buổi Múa Bát-Dật tại Cố-Đô Huế

(Hình chụp năm 2002)

 

               Còn tại các Nhà Thờ Thiên-Chúa-Giáo, thì trong những buổi Lễ Tấn-Phong chức-sắc, Nghi-Trượng được thiết-kế theo dạng cây « Linh-Mục Trượng - Crosse pastorale » đặc-thù của Tây-Phương có đầu phía trên uốn cong vòng lại theo hình xoắn :

« Linh-Mục Trượng - Crosse Pastorale » trong buổi
Lễ Tấn-Phong tại Nhà Thờ Thiên-Chúa-Giáo

« Nghi-Trượng Bát-Bữu » của Nhà Thờ Thiên-Chúa-Giáo
cảm-tác theo
Bộ Bát-Bữu trong Tam-Giáo Phật-Lão-Nho.

( Tín-dụng Ảnh : Vũ Thành Nam - http://ubdkcgvn.org.vn )

               Tuy-nhiên, về phần Nghi-Trượng thuộc Đạo Thiên-Chúa-Giáo - thường được gọi là Đạo Công-Giáo - tại Việt-Nam, thì ngoài việc Nghi-Trượng được thiết-kế theo Tây-Phương dưới dạng cây « Linh-Mục Trượng - Crosse Pastorale », còn gồm có một loại « Nghi-Trượng Bát-Bữu » thiết-kế theo Đông-Phương, cảm-tác theo Bộ Bát-Bữu của những Đền Thờ trong Tam-Giáo Phật-Lão-Nho.

              2 - Thiền-Trượng (禪 仗)Trượng có nguồn-gốc từ Ấn-Độ, gọi theo tiếng Phạn (Sanscrit) là « खक्खर Devanagari » (Khakkhara, “Gậy Hành-Khát”) ; đó là gậy của các vị Sư bên Phật-Giáo dùng chống đi đường trước kia và có một đầu thiết-kế theo nhiều mẫu-hình trong đó có hai mẫu-hình chính :

              A) - Mẫu-hình Trượng với Vòng Càn-Khôn (Càn-Khôn Quyện) của các Nhà Sư Việt-Nam :

« Thiền-Trượng » (禪 仗) Phật-Giáo.
(Việt-Nam - Thế-Kỷ 19~20)

(Tín-dụng Ảnh : Nguyễn Khắc Ngữ)

 

              B) - Mẫu-hình Trượng với Sáu Vòng điệu-hóa (biểu-tượng Lục-Đạo Luân-Hồi), uốn cong theo dáng Xương Chậu hoặc Khóm Mây - có gắn 12 khoen (biểu-tượng Thập-Nhị Nhân-Duyên), của các Nhà Sư Trung-Hoa, và từng trở thành một Binh-Khí rất hiệu-năng trong tay các vị Cao-Tăng với danh đề-bạt tấn-phong là Phương-Trượng (芳 ).

« Thiền-Trượng » (禪 仗) Phật-Giáo.

( Trung-Hoa - Phục-chế để luyện-tập tại các Võ-Đường)

(Tín-dụng Ảnh : Wing Lam Enterprises)

 

Võ-Sư Yuan Shi Xing Wu Phái Shao-Lin Trung-Hoa thao-diễn
Trượng-Pháp « Thiền-Trượng » (禪 仗)
(12 Khoen đã được tháo gỡ cho nhẹ bớt)

(Tín-dụng Ảnh : Vancouver Shaolin Martial Arts Academy)

 

              C) - Còn về Mẫu-hình với thanh Roi hình Thẻ Gỗ bản dẹp - cũng được gọi một cách sai-lạc là Thiền-Trượng (禪 仗) tại Việt-Nam - thì thật ra có tên gọi theo tiếng Nhật là « Kyosaku (hay Keisaku) Cảnh-Sách 警 策 (Roi Cảnh-Tỉnh) ». Nó được dùng trong buổi ZaZen (Tọa Thiền) theo Thiền-Phái RINZAI bên Nhật-Bản để cảnh-tỉnh lúc Thiền-Sinh bị hôn-trầm.

Thanh Roi Thẻ gỗ « Kyosaku (hay Keisaku) Cảnh-Sách 警 策 » truyền-thống
của Phái Thiền « RINZAI » Nhật-Bản.


(Tín-dụng Ảnh : Gakuro)


              Thật ra, những thế-hệ sau này vì chỉ được nghiên-cứu về Giáo-Lý đặng đi thuyết-giảng mà thiếu được học-hỏi về Pháp-Lý đặng tu-luyện, nên người bên Phật-Giáo đã biểu-tượng-hóa Thiền-Trượng thành Nghi-Trượng như bên Công-Giáo. Rồi từ đấy họ biểu-tượng-hóa Nghi-Trượng thành Tích-Trượng (錫 仗) theo cách hình-tượng Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát (Bodhisattva Kshtigharba).
               Cuối cùng với thời-gian, là họ biến hóa Tích-Trượng (錫 仗) - tức là Gậy Tầm-Xích của nhà Sư đi khất-khực - thành một Pháp-Trượng (法 ) với biện-thuyết trí-thức để diễn-giải về Thiền-Trượng (禪 仗) này không ăn-nhập gì với Khoa-Học Huyền-Bí Phật-Pháp của Đức Phật-Tổ Thích-Ca Mâu-Ni (Çakyamûni).


              - Long-Trượng (龍 仗) là Trượng có một đầu thiết-kế theo hình Đầu Rồng, dùng chống đi đường của các nhà Đạo-Sĩ và của những nhà Quyền-quí. Long-Trượng cũng là một Binh-Khí rất đáng ngại trong tay các vị Cao-Thủ Võ-Thuật.

« Long-Trượng »
(龍 仗)



               - Lang-Nha-Trượng (狼 牙 仗), còn được gọi là Lang-Nha-Bổng (狼 牙 棒),Trượng có một đầu hình Bầu-Dục gắn Đinh trổ tua-tủa, được thông-dụng thời Nhà Lý (1010~1225) và Nhà Tống (960~1279) :

« Lang-Nha-Bổng »
(狼 牙 )


« Lang-Nha-Bổng » (狼 牙 )
(Trung-Hoa - Phục-chế để luyện-tập tại các Võ-Đường).

(Tín-dụng Ảnh : Wing Lam Enterprises)



              - Xà-Mâu-Trượng ( 矛 仗)Trượng có một đầu nghéo lại như Cổ Rắn Hổ, dùng chống đi đường của các Bô Lão người Việt :

« Xà-Mâu-Trượng »
( 矛 仗)



               - Nguyệt-Trượng (月仗)Trượng có một đầu thiết-kế theo hình-tượng Vầng Trăng khuyết. Đây là môn Binh-Khí phôi-thai từ cái Xẻn (còn được gọi là cái Mai) và là đặc-thù của các Nhà Sư Phái Thiếu-Lâm-Tự.

« Nguyệt-Trượng »
(月仗)


(Tín-dụng Ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)



            - Nhật-Nguyệt-Trượng (日月仗)Trượng có một đầu thiết-kế theo hình-tượng Mặt Trời, và có một đầu thiết-kế theo hình-tượng Vầng Trăng khuyết.

« Nhật-Nguyệt-Trượng »
(日月仗)


( Tín-dụng Ảnh : haoxinwu.com )

 

 

Ban Võ-Sư
VÕ-TRẬN-ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

TRỊNH Quang Thắng

 

 

 

 

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.